Chính trị Cộng_hòa_Dân_chủ_Afghanistan

Hệ thống chính trị

Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan đã mô tả cuộc cách mạng Saur như một cuộc cách mạng dân chủ "một chiến thắng danh giá của nhân dân lao động Afghanistan" và "biểu hiện của ý chí chân chính và lợi ích của công nhân, nông dân và người lao động". Trong đó, ý tưởng thành lập Afghanistan xã hội chủ nghĩa được công bố, việc hoàn thành được xem rất vất vả và gian nan. Do đó, Ngoại trưởng Afghanistan cho rằng Afghanistan là nước Cộng hòa Dân chủ nhưng chưa phải là Xã hội chủ nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị Afghanistan dự đoán rằng "Afghanistan chưa thể trở thành quốc gia Xã hội chủ nghĩa trong cuộc đời tôi" trong bài phòng vấn nhà báo Anh năm 1981.

Liên Xô coi Afghanistan là quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữa năm 1979, Liên Xô tuyên bố Afghanistan không phải là nước liên minh tiến bộ, nhưng đầy đủ để trở thành thành viên các nước xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, Liên Xô gọi cách mạng Saur là bước chuyển tiếp dân chủ, ngừng thừa nhận chủ nghĩa xã hội.

Dưới thời Hafizullah Amin, một ủy ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập gồm 65 người bao gồm mọi tầng lớp xã hội. Sau vụ đảo chính, bản hiến pháp của Amin không bao giờ được hoàn tất. Từ năm 1980, dười thới Babrak Karmal ban hành nguyên tắc cơ bản Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Afghanistan. Hiến pháp không có dẫn chứng về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, thay vào đó trọng tâm vào sự độc lập, Hồi giáo và dân chủ tự do. Tôn giáo được đề cao, trừ trường hợp ngoại lệ khi đe dọa an ninh xã hội. Nguyên tắc cơ bản giống Hiến pháp 1977 thời kỳ Mohammad Daoud Khan. Về ý thức hệ ít được nhấn mạnh, PDPA vẫn thể hiện được sự độc đảng trong xã hội, Hội đồng Cách mạng được coi như Xô viết Tối cao của Liên Xô do Đoàn Chủ tịch lãnh đạo, Bộ Chính trị PDPA cầm quyền lãnh đạo tập thể nhà nước. Nguyên tắc cơ bản không được áp dụng trên thực tiễn, sau đó được thay bằng Hiến pháp 1987 dưới thời kỳ Muhammad Najibullah. Điều 2 Hiến pháp 1987 quy định Hồi giáo là quốc giáo, Điều 73 quy định nguyên thủ nhà nước phải được sinh ra trong gia đình người Afghanistan Hồi giáo. Hiến pháp năm 1990 quy định Afghanistan là nước Cộng hòa Hồi giáo, các quy định về cộng sản được đưa ra khỏi Hiến pháp. Điều 1 Hiến pháp 1990 quy định "Afghanistan là quốc gia Hồi giáo độc lập và nhất thể".

Hiến pháp 1987, bãi bỏ Hội đồng Cách mạng thay vào đó là Quốc hội Afghanistan. Các đảng phái chính trị được thành lập với điều kiện không ủng hộ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa phục quốc Do Thái, phân biệt chủng tộc, apartheid và phát xít. Chính phủ liên minh được thành lập. Quốc hội mới gồm Thượng viện (Sena) và Hạ viện (Wolesi Jirga). Tổng thống được bầu gián tiếp với nhiệm kỳ 7 năm. Cuộc bầu cử Quốc hội năm 1988 được tổ chức dân chủ, PDPA chiếm 46 ghế trong Hạ viện liên minh với Mặt trận Quốc gia kiểm soát Chính phủ. Các phe đối lập, thánh chiến vẫn tiếp tục phản đối, chiến tranh vẫn tiếp diễn.

Hội đồng Bộ trưởng được coi như là Chính phủ Afghanistan, Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu Chính phủ. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Cách mạng.

Quốc kỳ và Quốc huy

Quốc kỳ Afghanistan 1978-1992
1978–1980
1980–1987
1987–1992

Tháng 10/1978, Quốc kỳ mới Afghanistan được công bố, lá cờ đỏ với biểu trưng vàng tương tự như quốc kỳ các quốc gia thuộc Liên Xô tại Trung Á. Lá cờ như là sự thế tục của Đảng kỳ PDPA được Taraki ban hành. Lá cờ được xuất hiện trong cuộc biểu tình tại Kabul. Sau cuộc can thiệp của Liên Xô, quốc kỳ được thay đổi với 3 màu sắc đặc trưng đen, đỏ, lục. Đảng kỳ được giữ nguyên để tạo sự khác biệt giữa Đảng kỳ và Quốc kỳ. Ngôi sao đỏ, cuốn sách và biểu trưng cộng sản được gỡ bỏ khỏi Quốc kỳ sau năm 1987.

Quốc huy Afghanistan 1978-1992
1978–1980
1980–1987
1987–1992

Quốc huy mới thay thế biểu trưng con đại bàng Daoud, được ban hành năm 1978. Khi Karmal giới thiệu Quốc huy mới với biểu tượng "Mihrab kết hợp với minbar" một biểu tượng đặc trưng của Hồi giáo và cuốn sách Das Kapital của Karl Marx được ban hành mới vào năm 1980. Quốc huy từ 1987 mang âm hưởng Hồi giáo, ngôi sao đỏ và cuốn sách Das Kapital được gỡ bỏ. Các biểu tượng mihrab, minbarshahada được giữ nguyên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Dân_chủ_Afghanistan http://www.afghanistans.com/Information/Economy/de... http://www.infoplease.com/ce6/world/A0856490.html http://www.gl.iit.edu/govdocs/afghanistan/country.... http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/aftoc.html http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/Afghanistan.... http://www.nongnu.org/afghancalendar http://www.wilsoncenter.org/program/cold-war-inter... https://books.google.com/books?id=8ep7cX3ma0sC&pg=... https://books.google.com/books?id=RUSNyMH1aFQC&pg=... https://books.google.com/books?id=a0Mp1AHpp0gC&pg=...